Viêm dạ dày cấp chính là tình trạng phản ứng viêm ở niêm mạc dạ dày. Bệnh này một phần do chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt không được điều độ và do phương pháp điều trị không đúng cách sẽ dẫn tới bệnh viêm dạ dày mãn tính và viêm loét dạ dày tá tràng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm dạ dày
– Do vi rút, vi khuẩn và độc tố của chúng.
– Viêm dạ dày do thức ăn. Người thường xuyên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều có ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Ăn nhiều thức ăn cứng, khó tiêu , khi ăn nhai không kỹ cũng dẫn đến viêm dạ dày\
– Dùng nhiều thuốc Aspirin, thuốc chứa Natrisalicylat, quinin, sulfamid, cortancyl, thuốc kháng sinh, KCL… không có lợi cho dạ dày
– Viêm dạ dày do các chất ăn mòn : muối, kim loại nặng,các chất acid sulphuric, acid HCL, Nitrat bạc..tích tụ trong dạ dày
– Viêm dạ dày do có dị vật.
– Viêm dạ dày do di chứng từ các bệnh cúm, sởi, thương hàn, viêm ruột thừa
– Dị ứng thức ăn cũng có thể dẫn đến đau dạ dày
Triệu chứng của người bị viêm dạ dày
– Khi dạ dày bị viêm nhiễm, người bệnh thường bị đau bụng trên vị dữ dội, nóng rát, khó tiêu , đi ngoài phân đen
– Buồn nôn sau khi ăn, nôn hết thức ăn sau đó nôn ra dịch chua, đôi khi có cả máu.
– Lưỡi sưng, miệng có mùi khó chịu, sốt cao
Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, viêm dạ dày cấp có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày.
Một số biến chứng nghiêm trọng khác của viêm dạ dày cấp là tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Bị viêm dạ dày phải làm gì?
Nếu người bệnh có những triệu chứng trên cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và làm các xét nghiệm như: nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, Xquang,… từ đó được chuẩn đoán tình trạng bệnh và có cách chữa trị kịp thời.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, người bệnh cần chú ý ngừng dùng các chất gây tổn thương niêm mạc dạ dày, kết hợp dùng những thức ăn khiến dạ dày giảm tiết dịch vị, giảm lượng acid tiết ra . Vì nếu niêm mạc dạ dày bị phá huỷ sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc loét dạ dày.