UPS là viết tắt của Uninterruptible Power Supply, có thể hiểu đơn giản là bộ lưu điện, sử dụng để cung cấp điện năng cho thiết bị trong một thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc vào công suất của UPS và công suất thiết bị.
Sự hoạt động của UPS dựa trên sự biến đổi của điện áp một chiều từ bình ắc quy thành dòng điện hai chiều để phù hợp với thông số của thiết bị. Chức năng chính của UPS là lưu điện, bên cạnh đó còn được bổ xung một số tính năng thông minh khác như chống xung, chống sét lan truyền, ổn tần…
UPS dạng tập trung là gì?
UPS kiểu tập trung là thiết bị UPS với công suất lớn, được sử dụng để cung cấp việc bảo vệ nguồn cho toàn bộ các thiết bị. Hệ thống UPS kiểu tập trung thường được kết nối với bảng điện, vì vậy UPS tập trung có nhiều ưu điểm và hạn chế khi sử dụng.
Ưu điểm:
+ Hệ thống UPS kiểu tập trung thường có tuổi đời hoạt động dài hơn. Một UPS với công suất lớn sẽ thuận tiện hơn trong việc giám sát, bảo dưỡng, bảo trì hơn so với một hệ thống gồm nhiều các UPS công suất nhỏ.
+ UPS tập trung thường là loại ba pha hoặc 208V, 400V hay 480V nên thường cho hiệu quả hoạt động cao hơn với chi phí vận hành tốt hơn.
+ UPS kiểu tập trung thường được bố trí tại một khu vực riêng, từ đó sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, hỏng hóc bởi các yếu tố va chạm hay các can thiệp vô ý hay cố ý.
+ UPS tập trung thường được bố trí ở nơi có hệ thống làm mát được quản lý chặt chẽ bởi yếu tố nhiệt độ luôn là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ cũng như hiệu quả hoạt động của UPS.
Nhược điểm:
+ Thiết bị UPS tập trung thường không gần với thiết bị mà thường điều khiển thông qua một bảng điều khiển từ xa, gây khó khăn cho người mới sử dụng.
+ Bạn cần phải có không gian đủ lớn để có thể lắp đặt những UPS công suất cao.
+ Hệ thống UPS tập trung thường yêu cầu có kỹ thuật viên dịch vụ được đào tạo bài bản để có thể điều khiển, vận hành, bảo trì, sửa chữa tốt nhất.
UPS dạng phân tán là gì?
UPS dạng phân tán là thiết bị được dùng để cung cấp giải pháp bảo vệ nguồn cho một loạt thiết bị hoặc có thể chỉ là một thiết bị duy nhất. Hệ thống UPS phân tán thường được sử dụng các kết nối dạng cắm và chạy (Plug & play) với công suất thường nhỏ hơn hoặc bằng 6kVW.
>>> Xem thêm: lắp camera tại Hải Phòng uy tín, chính hãng
Ưu điểm của UPS dạng phân tán:
+ UPS dạng phân tán thường không phải đi lại dây và có thể linh hoạt sử dụng ổ cắm tường hiện có.
+ Dễ dàng cài đặt, điều khiển, phần lớn UPS phân tán thường được thiết kế theo kiểu cắm và chạy. Có thể dễ dàng di chuyển vị trí hoặc sắp xếp lại phù hợp.
+ Chi phí đầu tư, lắp đặt thấp. Phù hợp với những thiết bị không quá lớn, phù hợp với hệ thống của gia đình, cửa hàng, văn phòng, doanh nghiệp nhỏ.
+ Có thể tự mua lắp đặt và sử dụng, không cần kỹ thuật viên vận hành hay nhà thầu lắp đặt lớn.
Cách lựa chọn công suất UPS phù hợp:
Xác định được công suất UPS phù hợp với nhu cầu sử dụng là một bước vô cùng cần thiết để mang lại sự hiệu quả khi sử dụng cũng như tối ưu nhất chi phí đầu tư ban đầu.
Bước 1: Liệt kê toàn bộ các thiết bị cần được bảo vệ bởi UPS (thiết bị màn hình, đầu ghi hình, ổ cứng ngoài, modem, router…)
Bước 2: Liệt kê thông số kỹ thuật của từng thiết bị. Bạn thực hiện nhân dòng điện định mức và hiệu điện thế định mức của thiết bị sẽ ra công suất tiêu thụ của thiết bị bị đó (P = U*I).
Bước 3: Tính tổng số lượng thiết bị và tổng công suất thực của toàn bộ hệ thống cần sử dụng UPS.
Bước 4: Nhân tổng công suất với 1.2 để có được tổng công suất cuối cùng và dự phòng để mở rộng thiết bị trong tương lai.
Bước 5: Từ công suất tổng đã tính bên trên bạn có thể lựa chọn thiết bị UPS phù hợp.