Đi tiểu ra mủ trắng hay còn gọi là tiểu ra mủ là hiện tượng khi đi tiểu có mủ trong nước tiểu. Tùy theo lượng mủ nhiều hay ít mà màu nước tiểu có thể trong hoặc đục. Hiện tượng đi tiểu ra mủ có thể là dạng đơn thuần hoặc kèm theo máu. Vậy khi đi tiểu ra mủ trắng là bệnh gì? Sau đây các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiện Hòa sẽ giúp giải đáp thắc mắc này.
ĐI TIỂU RA MỦ LÀ BỆNH GÌ?
Theo bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiện Hòa, có nhiều nguyên nhân gây nên đi tiểu ra máu nhưng chủ yếu là do nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau:
Viêm bàng quang: Triệu chứng của bệnh viêm bàng quang là người bệnh có dấu hiệu tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra mủ. Nguyên nhân gây viêm bàng quang là do vi khuẩn lậu hoặc vi khuẩn lao gây nên.
Sỏi bàng quang: Bệnh này cũng có dấu hiệu như bệnh viêm bàng quang. Tuy nhiên, người bệnh cần được thực hiện siêu âm để chẩn đoán chính xác bệnh. Nếu có mủ ở bàng quang mà không chữa trị sẽ gây viêm thận ngược dòng.
Bệnh tuyến tiền liệt: Hiện nay, bệnh lý tuyến tiền liệt khá phổ biến. Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu ra máu giống biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo. Tuy nhiên, ở trực tràng sẽ thấy triệu chứng là tuyến tiền liệt phình to, do đó, bệnh còn có dấu hiệu bí tiểu.
Viêm mủ bể thận: Viêm mủ bể thận thường do vi khuẩn gây nên, làm ứ đọng nước tiểu gây bội nhiễm. Chính vì vậy nên khi người bệnh này sẽ có triệu chứng tiểu ra mủ.
Viêm niệu đạo: Khi bị nhiễm khuẩn lậu hoặc bị loét hạ cam sẽ có triệu chứng đi tiểu ra mủ và kèm theo biểu hiện tiểu rắt, đau buốt.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Triệu chứng điển hình của bệnh là đi tiểu ra khá nhiều bọt trắng kèm theo đó là cảm giác nóng bỏng. Thậm chí có trường hợp còn tiểu ra mủ, tiểu nhiều lần hoặc đau buốt. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận ở giai đoạn đầu. Vì vậy, người bệnh cần đền cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời.
Bệnh lậu: Đi tiểu ra mủ có thể là do các bệnh lý như trên. Tuy nhiên, nếu đi tiểu ra mủ kèm với đau buốt thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh lậu.
Bệnh nhân khi mắc bệnh lậu, 90% trường hợp sẽ có các biểu hiện như: Niệu đạo tiết dịch nhầy, thường là có mủ đặc, màu trắng hoặc hơi ngả vàng đặc biệt là vào sáng sớm. Xuất hiện hiện tượng tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần, khi nước tiểu đi qua sẽ có cảm giác nóng bỏng. Màu nước tiểu đục có thể lẫn máu do chất mủ tồn đọng qua đêm trong niệu đạo. Ở một số trường hợp bệnh nhân còn xuất hiện triệu chứng viêm đau khó chịu ở hậu môn hoặc khoang miệng.
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG TIỂU RA MỦ
Khi phát hiện mủ trong quá trình đi tiểu người bệnh thường nhận thấy một số các biểu hiện sau: nước tiểu có màu đục, đôi khi lẫn máu, người bệnh đi tiểu đau buốt, tiểu rắt, đặc biệt nhận thấy rõ mủ trong nước tiểu khi đi tiểu vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy.
CHẨN ĐOÁN CHỨNG TIỂU RA MỦ NHƯ THẾ NÀO?
Để biết cụ thể tình trạng bệnh các bác sĩ có thể cho bệnh nhân tiến hành một số thủ tục sau để xác định chính xác nguyên nhân của bệnh:
Soi hoặc siêu âm niệu đạo, bàng quang
Xét nghiệm mủ niệu đạo bằng kính hiển vi
Kiểm tra mẫu nước tiểu xác định hồng cầu và bạch cầu trong máu
Thực hiện các xét nghiệm xác định bệnh xã hội như bệnh lậu và chlamydia
ĐIỀU TRỊ HIỆN TƯỢNG TIỂU RA MỦ
Khi nhận thấy bất thường ở nước tiểu kèm theo mủ và tiểu rắt, tiểu buốt… người bệnh cần phải nhanh chóng tới các cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám. Sau khi xác định tình trạng bệnh bác
sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Thông thường, tiểu thấy mủ có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh, nếu nguyên nhân xuất phát từ một bệnh lây truyền qua đường tình dục thì người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp điều trị của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Phòng khám đa khoa Thiện Hòa hiện đang tiến hành điều trị các vấn đề bất thường mà nam giới và nữ giới gặp phải trong đó có vấn đề về đi tiểu ra mủ. Chính vì thế, nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì người bệnh hãy mạnh dạn liên hệ đến đường dây nóng 038.5990.114 hoặc đến trực tiếp địa chỉ 73 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội để được các chuyên gia giúp đỡ.
Nguồn: http://dakhoathienhoa.net/tim-hieu-ve-chung-tieu-ra-mu.html