Ích mẫu là một cây thuốc đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Cây ích mẫu có tên khoa học là Leonurus japonicus. Loài cây này thuộc họ thực vật Hoa môi hoặc họ Bạc hà (Lamiaceae).
Trên thế giới, cây ích mẫu phân bố chủ yếu tại các quốc gia châu Á, nhiều nhất là ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Các quốc gia có nhiều ích mẫu bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Việt Nam…
Cây ích mẫu thích hợp sống ở những nơi có nhiều nắng. Loài cây này có thể được tìm thấy ở nhiều nơi từ vùng đồng bằng đến miền núi, ở nhiều độ cao khác nhau. Cây ích mẫu có một số đặc điểm thực vật đặc trưng là:
Lá ích mẫu mọc đối: lá mọc ở gốc có hình tim, cuống dài, mép lá có răng cưa thô và sâu, lá mọc ở thân cuống ngắn, phiến lá chia thành 3 thùy có răng cưa nhưng thưa. Còn lá mọc ở ngọn thì không phân thùy, cuống rất ngắn. (https://biogreenjsc.com.vn/ich-mau-trong-dong-y-la-thuoc-gi/)
Loài cây có chu kỳ sống ngắn, khoảng 1-2 năm.
Thân cây cỏ, chiều cao thấp chỉ khoảng 0-5-1m. Thân cây ích mẫu có mặt cắt là hình vuông. Thân ít phân nhánh, bên ngoài có phủ một lớp lông nhỏ.
Quả ích mẫu có vào khoảng tháng 6-7, quả màu xám nâu, có 3 cạnh.
Hoa ích mẫu ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 thường mọc vòng ở kẽ lá, hoa có màu hồng hoặc tím hồng.
Trong y học cổ truyền, tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây ích mẫu đều có thể sử dụng làm dược liệu trị bệnh.
Cây ích mẫu thường được thu hoạch vào thời điểm mới ra hoa. Người ta thường cắt cả cây và để chừa lại 1 đoạn gốc khoảng 5-10 cm tính từ mặt đất lên, để cây có thể đâm chồi những lần sau. Sau khi thu hoạch về, ích mẫu được làm sạch rồi cắt khúc, sấy hoặc phơi khô.
Ích mẫu trong đông y là thuốc gì?
Theo đông y, ích mẫu là vị thuốc:
Công năng: hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, sinh huyết mới, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm…
Tính vị: vị cay đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: can, tâm bào, tỳ. (mua cao ích mẫu)
Chủ trị: kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô sinh, khí hư, sản hậu, đau bụng sau khi sinh, huyết vận, tắc tia sữa, căng tức ngực tại bầu sữa…
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khoa học về những tác dụng dược lý của ích mẫu. Các tác dụng đã được chứng minh là:
Tác dụng kháng khuẩn, ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh.
Tác dụng lợi tiểu, tăng lượng bài tiết nước tiểu.
Tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh.
Tác dụng hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, cải thiện vi tuần hoàn bị rối loạn.
Tác dụng kích thích tử cung, tăng co bóp tử cung, có thể dùng trong trường hợp phụ nữ bị sa tử cung.
Một số bài thuốc đông y ích mẫu
Một số bài thuốc đông y của ích mẫu thường được sử dụng để chữa trị bệnh cho phụ nữ là:
Bài thuốc trị huyết áp cao bao gồm các vị thuốc: Ích mẫu, Ngô đồng, Hy thiêm thảo, Hạ khô thảo.
Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, thống kinh, sau khi sinh hoặc nạo thai mà máu ra nhiều: Ích mẫu tươi 60g, Kê huyết đằng 30g. Sắc với nước rồi uống trong ngày.
Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều, trưng hà, lâu ngày không có thai: chuẩn bị các vị thuốc với lượng bằng nhau bao gồm Ích mẫu thảo, Đương quy, Mộc hương, Xích thược. Sau đó tán thành bột rồi luyện mật làm thành viên hoàn to như hạt ngô. Uống với nước nóng.
Bài thuốc trị kinh nguyệt không đều: Ích mẫu 20g, ngải cứu 5g, hương phụ 6g. Sắc các vị thuốc với khoảng 2 lít nước đến khi cạn còn 1 nửa rồi chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt: Ích mẫu 80g, Nga truật 60g, Ngải cứu 40g, Củ gấu 40g, Hương nhu 30g. Các vị thuốc này sao khô rồi tán thành bột, luyện với đường làm viên hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 20 viên, ngày uống 3 lần.