Ngày nay, tỷ lệ dân số nhiễm vi khuẩn HP ngày một gia tăng nhưng chỉ có khoảng 20% là được chẩn đoán là viêm dạ dày HP dương tính. Tuy nhiên, vi khuẩn HP là những loài vi khuẩn khó để tiêu diệt và cứng đầu nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy đâu là cách điều trị viêm dạ dày Hp dương tính hiệu quả?
Viêm dạ dày Hp dương tính là gì?
Viêm dạ dày Hp dương tính là bệnh lý do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây nên. Bệnh có các triệu chứng điển hình là:
- Thường xuyên ợ hơi, ợ chua.
- Đau vùng thượng vị cả khi đói lẫn khi no.
- Thường xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn sau khi ăn.
- Viêm dạ dày Hp dương tính có các triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, ợ chua…
Để chấn đoán bệnh viêm dạ dày Hp dương tính thì cần tiến hành các xét nghiệm chuyên môn kết hợp đánh giá thông qua các biểu hiện của bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày Hp dương tính
Hai mục tiêu buộc phải đạt được trong việc điều trị viêm dạ dày Hp dương tính bao gồm:
- Loại bỏ vi khuẩn Hp ra khỏi cơ thể.
- Hồi phục niêm mạc dạ dày, sửa chữa ổ loét (nếu có).
- Hp là loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong môi trường axit dạ dày, loại vi khuẩn này cũng có khả năng sáng kháng sinh rất tốt. Vì vậy, triệt tiêu khuẩn Hp là vấn đề không đơn giản.
Tùy theo vùng miền mà Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mức độ kháng thuốc của các chủng Hp.
Và thông thường, trong mỗi đợt điều trị thì bệnh nhân sẽ phải sử dụng ít nhất 2 loại kháng sinh để tránh nhờn thuốc.
Việc điều trị viêm dạ dày Hp dương tính bằng kháng sinh rất khó loại bỏ triệt để vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa, dùng kháng sinh lâu dài sẽ gây tác dụng phụ và có thể gây nên những vết loét dạ dày.
Vi khuẩn Hp rất “cứng đầu”, nó có thể kháng kháng sinh và gây hiện tượng nhờn thuốc
Thực phẩm cho người bệnh viêm dạ dày Hp dương tính
Việc ăn gì uống gì ảnh hưởng rất lớn tới bệnh viêm dạ dày Hp. Do đó, người bệnh nên tiêu thụ các thức ăn dễ tiêu hóa, có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày và góp phần diệt trừ vi khuẩn Hp.
Người bệnh viêm dạ dày Hp dương tính nên ăn các thức ăn và thực phẩm dưới đây:
Các loại thực rau quả có khả năng ngăn kiểm soát khuẩn Hp: táo, việt quất, mâm xôi, rau cải xanh, súp lơ xanh, lá tỏi, lá hành, lá hẹ, rau thì là…
Cháo: Các món cháo mềm giúp dạ dày dễ hấp thụ, giảm gánh nặng cho người bị viêm dạ dày.
Mật ong: Mật ong có khả năng chống oxy hóa và có đặc tính diệt khuẩn mạnh. Mật ong cũng có khả năng tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Sữa chua: Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn có khả năng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, đồng thời kiểm soát hoạt động của vi khuẩn Hp.
Gừng: Gừng có tính kháng viêm, giảm đau và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.
Nghệ: Nghệ có chứa hoạt chất curcumin có khả năng tiêu diệt khuẩn Hp, đồng thời kích thích dạ dày tăng tiết dịch nhầy mucin trung hòa axit.