Theo nhận định của PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết, nhóm trẻ em có độ tuổi từ 6 – 16 tuổi có khả năng mắc bệnh về dạ dày rất cao. Đặc biệt, nhóm tuổi từ 10 – 16 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh dạ dày cao hơn so với các nhóm tuổi thấp hơn. Điều này chứng tỏ mức độ phổ biến của bệnh lý dạ dày ở trẻ em.
Và việc nhận biết được nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị đúng đắn sẽ rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ có con bị đau dạ dày.
I. Nguyên nhân đau dạ dày ở trẻ em
Ở trẻ, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, điều này khiến cho trẻ em chính là đối tượng tấn công của rất nhiều các bệnh lý do vi khuẩn, bao gồm bệnh đau dạ dày.
Sự xâm nhập của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) vào cơ thể và trú ẩn ở dạ dày trẻ là nguyên nhân chính gây đau dạ dày ở trẻ em.
Ngoài ra, dạ dày của trẻ bị đau có thể do các yếu tố như:
Chế độ ăn uống: Vì mong muốn con cái mình có sức khỏe, nhanh lớn nên rất nhiều phụ huynh thúc ép con trong vấn đề ăn uống.
Thế nhưng, điều này có thể gây ra một hệ lụy xấu cho sức khỏe và nhất là dạ dày của trẻ. Dạ dày trẻ phải làm việc quá sức trong thời gian dài sẽ trở nên suy yếu đi và cuối cùng là dẫn đến đau dạ dày.
Do yếu tố di truyền: Những đứa trẻ sinh ra có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh đau dạ dày, thì nguy cơ đứa trẻ sinh ra bị đau dạ dày sẽ cao hơn so với những đứa trẻ bình thường khác.
Do thuốc: Trẻ bị đau dạ dày cũng có thể do nguyên nhân từ việc sử dụng thuốc để điều trị một số bệnh lý trước đó. Điển hình là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), corticoid.
Tâm lý của trẻ: Đôi khi, trẻ có thể phải chịu áp lực từ một lý do nào đó như học tập, bạn bè hoặc tình cảm gia đình. Điều này kéo dài có thể khiến cho dạ dày của trẻ bị đau.
II. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng đau dạ dày ở trẻ em
Đau dạ dày ở trẻ em có thể được nhận biết dựa trên các dấu hiệu sau:
1. Đau bụng là dấu hiệu điển hình nhất ở trẻ bị đau dạ dày
Đối với các trẻ nhỏ, đau dạ dày được biểu hiện rất dữ dội, trẻ nhỏ bị đau lăn lộn giống với cơn đau trong giun chui ống mật. Do đó, nhiều phụ huynh lầm tưởng con mình bị nhiễm giun và dùng thuốc tẩy giun mà không đưa trẻ đi khám.
Trẻ ở độ tuổi từ 10 – 16 tuổi thường có dấu hiệu đau âm ỉ ở vùng thượng vị, đau trước hoặc sau khi ăn kèm theo ợ chua. Mỗi cơn đau có thể kéo dài hàng chục phát đến vài giờ khiến trẻ đau đớn và rất khó chịu.
2. Buồn nôn và nôn
Nôn là phản ứng của dạ dày để tống khứ các chất có trong dạ dày qua đường miệng. Trẻ em bị đau dạ dày thường có dấu hiệu buồn nôn và nôn mửa, nhất là trẻ dưới 2 tuổi.
Nôn mửa sẽ khiến cho trẻ cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt khi tình trạng nôn trong đau dạ dày diễn ra thường xuyên. Trẻ có thể bị nôn ra máu trong trường hợp dạ dày xuất hiện vết loét và xuất huyết.
3. Chán ăn và suy nhược
Đau đớn kèm theo cảm giác buồn nôn do đau dạ dày ở trẻ em khiến cho trẻ trở nên chán ăn, ăn không ngon miệng.
Trẻ bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, xanh xao và suy nhược, sa sút tinh thần và trí tuệ.
4. Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra ở trẻ bị đau dạ dày khi vết loét ở dạ dày ăn sâu vào niêm mạc, làm tổn thương đến các mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính.
Trường hợp trẻ bị thiếu máu do đau dạ dày là rất nguy hiểm, cần được nhập viện để bổ sung lượng máu đã mất, tránh nguy cơ đe dọa đến tính mạng của trẻ.
* Lưu ý khi trẻ bị đau dạ dày
– Rất có thể, do trẻ còn quá nhỏ và không biết diễn tả cảm giác của bệnh đau dạ dày mà mình đang mắc phải. Điều này khiến cho cha mẹ dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác, từ đó chủ quan xem nhẹ làm cho bệnh tiến triển xấu đi.
– Do đó, là cha mẹ, bạn nên quan sát những dấu hiệu bất thường ở con mình và tiến hành đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, tránh để tình trạng bệnh kéo dài và trầm trọng làm gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí là đe dọa tính mạng của trẻ.
Để khắc phục tình trạng kháng kháng sinh, cũng như phương pháp phòng ngừa đau dạ dày ở trẻ, Giáo sư Tiến sĩ Christine Lang – Nhà vi sinh người Đức đã nghiên cứu và sáng chế ra PylopassTM. PylopassTM là chủng duy nhất hiện nay có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết và thải trừ HP một cách tự nhiên qua đường tiêu hóa. Đặc biệt, PylopassTM không có tính kháng như kháng sinh cho nên hiệu quả diệt HP là rất cao. Các sản phẩm sử dụng nguyên liệu PylopassTM được lưu hành ở hơn 50 nước trên thế giới như Pylopass Forte của Đức, Helinorm của Nga, PyloPlex® 200 của Úc và ở Việt Nam là DeHP. Ngoài ra DeHP còn bổ sung chiết suất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc diệt trừ vi khuẩn HP và giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày. Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 19006436 để được Dược sĩ tư vấn.
Xem chi tiết sản phẩm tại: https://dehp.vn/san-pham
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Số GPQC: 00657/2019/ATTP-XNQC
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM GIA NGUYỄN
Tiếp thị và phân phối: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VIỆT ĐỨC
Lưu ý: Kết quả có thể tùy theo thể trạng và cơ chế của mỗi người