Các kỹ thuật gia công sau in ấn như cán màng, ép nhũ, dập chìm nổi, … giúp cho những sản phẩm name card trở nên sắc nét, bền màu và hút mắt hơn. Nhờ vào ưu điểm giá thành rẻ và kỹ thuật đơn giản mà cán màng chính là phương pháp được các xưởng in áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Cán màng là một phương pháp giúp tăng độ dày của màu, chống bám bụi bẩn và chống trầy, chống thấm bằng cách phủ lên bề mặt sản phẩm một tấm màng Polymer. Cán màng gồm 2 hình thức chính là cán bóng và cán mờ, mỗi loại đều có công dụng và tính chất riêng của nó.
Cùng Đơn vị in nhanh chất lượng lấy liền In Sắc Màu tìm hiểu kĩ hơn về công nghệ cán màng name card hiện đại thông qua bài viết dưới đây nhé.
Cán màng bóng khi in name card
Cán màng bóng tạo cho người dùng ấn tượng ngay ban đầu. Nó thể hiện các đường nét và màu sắc rõ ràng, sắc nét, mang lại sự tinh tế, sinh động cho tấm name card chất lượng. Lớp màng bóng tạo ra sự phản chiếu làm sáng sản phẩm, hấp dẫn thị giác người xem. Cũng nhờ vào lớp màng bóng đó mà không sợ bụi bẩn bám lâu trên bề mặt, dễ dàng lau sạch trong phút chốc. Cán màng bóng được xem là tiêu chuẩn cho các sản phẩm in ấn thông dụng.
Những điểm hạn chế của cán màng bóng:
- Vì lớp phủ màng có bản chất là phản chiếu bóng nên những vết lỗi kỹ thuật nhỏ như vết xước, vết lõm trên bề mặt sản phẩm sẽ bị khách hàng phát hiện rõ ràng hơn.
- Những tấm name card bắt mắt đôi khi sẽ làm giảm đi sự chân thực, hài hòa bên trong.
- Mặc dù phương pháp cán màng bóng được áp dụng nhiều đối với các loại ấn phẩm mà điển hình ở đây là những tấm name card in nhanh giá rẻ nhưng nhìn chung nó vẫn thích hợp hơn cho các lĩnh vực nổi bật có tiềm năng thu hút khách hàng như làm đẹp, thời trang, …
Cán màng mờ khi in name card
Cán màng mờ được lựa chọn nhiều hơn so với cán màng bóng vì nó luôn cho ra những thành phẩm in ấn name card rất chuyên nghiệp và tinh tế. Vẻ ngoài của sản phẩm mang lại cảm giác mới lạ, tự nhiên cho các nhà thiết kế và người tiêu dùng. Lớp phủ mờ không có tính phản chiếu như lớp phủ bóng, các vết lỗi kỹ thuật vì vậy mà cũng khó phát hiện.
Nhược điểm của cán màng mờ:
- Trong một vài trường hợp, cán mờ lại làm cho bề mặt sản phẩm bị tối hơn so với mong muốn của khách hàng
- Đối với các ấn phẩm cán mờ, các vết trầy xước khó nhìn thấy hơn so với cán bóng, tuy nhiên nó lại dễ bị bẩn hơn.
- Vì vậy, cán màng mờ phù hợp với những lĩnh vực như: kinh doanh, khách sạn, nhà hàng,… những lĩnh vực cần thể hiện sự sang trọng, chuyên nghiệp nhưng vẫn tinh tế.
- Đôi khi, sản phẩm name card chất lượng lại bị lớp phủ mờ làm cho tối hơn so với yêu cầu của khách hàng.
- Dù không bị nhìn thấy rõ các vết trầy xước hay vết lồi lõm trên bề mặt nhưng chúng lại dễ bám bụi hơn.
- Cán màng mờ phù hợp với những lĩnh vực mang tính chuyên nghiệp và sang trọng như khách sạn, nhà hàng, kinh doanh, …
Chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn cách phân biệt cán màng bóng và cán màng mờ trong gia công sau in name card tại In Sắc Màu. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn để lựa chọn cho mình một trong hai hình thức gia công phù hợp với mục đích sử dụng.
Nếu quý khách có thắc mắc và muốn được hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ tại website insacmau.com. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn ngay lập tức.