Đau dạ dày ngày một gia tăng không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Chính vì thế mà các bậc cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh dạ dày nắm rõ được dấu hiệu, triệu chứng để có thể phòng tránh và có cách điều trị tốt nhất cho con.
Các biểu hiện đau dạ dày ở trẻ em
Không ít người đang có suy nghĩ rằng bệnh đau dạ dày thường chỉ ở người lớn mới mắc phải còn trẻ nhỏ thì không. Đó là một suy nghĩ sai lầm vì thực chất trẻ nhỏ cũng có thể là “nạn nhân” của căn bệnh này. Đau dạ dày ở trẻ cũng do nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do nhiễm vi khuẩn Hp, bị cha mẹ ép ăn, ăn không đúng cách. Thường sử dụng các loại thức ăn có hại cho dạ dày như ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nhiều đồ uống có gas, các loại thức ăn ướp lạnh hay do áp lực học hành, thi cử cũng là những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ.
Trẻ khi bị đau dạ dày cũng thường có những biểu hiện tương tự như ở người trưởng thành, các bậc phụ huynh chỉ cần chịu khó quan sát kỹ hơn một chút là hoàn toàn có thể nhận ra ngay. Cụ thể:
+ Đau bụng
Đây chính là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất ở trẻ khi bị đau dạ dày. Với những trẻ em khoảng từ 10 – 12 tuổi thường bị đau thượng vị giống như người trưởng thành. Trẻ sẽ cảm thấy đau âm ỉ kéo dài, có khi còn cảm thấy bỏng rát vùng thượng vị. Một số trường hợp lại thường đau về ban đêm và những cơn đau này có thể kéo dài chỉ vài chục nhưng cũng có khi là cả hàng giờ đồng hồ.
+ Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn cũng là một trong những biểu hiện thường thấy khi trẻ bị đau dạ dày. Đặc biệt tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ dưới 2 tuổi. Những cơn nôn có thể diễn ra thường xuyên, tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé mà biểu hiện dễ thấy nhất chính là trẻ thường hay mệt mỏi, người xanh xao và có thể là bị xuất huyết tiêu hóa.
+ Thiếu máu
Một biểu hiện thường gặp ở những trẻ bị đau dạ dày là bị thiếu máu. Vậy tại sao đau dạ dày lại có thể dẫn đến tình trạng này? Nguyên nhân là do khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng dẫn đến các mạch máu ở những vị trí này bị tổn thương dẫn đến tình trạng chảy máu ồ ạt. Tình trạng này kéo dài thường dẫn đến thiếu máu cấp tính và nặng.
Bên cạnh những triệu chứng trên thì trẻ còn những biểu hiện khác tự nhiên chán ăn, bỏ ăn, ăn không ngon, sụt cân hoặc không tăng cân. Đây là những biểu hiện dễ nhận biết, vì thế cần phải phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời để không xảy ra những tình huống xấu hơn.
Một số biện pháp làm giảm nhanh chóng cơn đau dạ dày ở trẻ
Chính vì những suy nghĩ sai lầm rằng trẻ em không thể bị đau dạ dày, cộng thêm việc có nhiều tác nhân xấu cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không đúng cách của các bậc phụ huynh đã khiến cho dạ dày của bé ngày càng bị yếu đi, dẫn đến đau dạ dày. Trong trường hợp bé lên cơn đau, bạn cần phải bình tĩnh để tìm cách xử lý cho phù hợp. Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, bạn có thể tham khảo những cách xử lý bệnh có tác dụng tức thời ngay sau đây để làm giảm nhanh cơn đau cho bé.
+ Cho trẻ uống nước gừng – mật ong
Uống nước gừng và mật ong có tác dụng làm giảm những cơn đau dạ dày, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn chỉ cần lấy 1 củ gừng rửa sạch, gọt vỏ, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Lấy một ly nước sôi ấm, cho nước gừng và khoảng 1 thìa mật ong vào khuấy đều là được.
Mỗi ngày bạn nên cho bé uống hai lần để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
+ Chườm ấm
Đây được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu có thể giảm cơn đau dạ dày ở trẻ một cách tức thời và nhanh chóng. Các mẹ có thể đặt một túi sưởi ấm lên vùng bụng của trẻ nhỏ với một nhiệt độ phù hợp, tránh làm bỏng da bé. Nếu như không có túi chườm ấm, bạn có thể sử dụng một chai nước ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
+ Xoa bóp, masage bụng cho trẻ
Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ cho trẻ cùng với dầu ấm hoặc dầu ôliu. Cách này cũng có thể làm giảm rất hiệu quả chứng đau dạ dày cho trẻ.
+ Cho trẻ uống nhiều nước
Cung cấp không đủ lượng nước cho cơ thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng nề hơn, vì thế kể cả khi bé đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ thì cũng phải cho bé uống nhiều nước.
Mặc dù những biện pháp này có thể làm giảm tức thời tình trạng đau dạ dày của bé nhưng nó không có tác dụng chữa trị dứt điểm tình trạng này. Chính vì vậy , khi có những dấu hiệu không bình thường, tốt nhất là nên đưa bé đi khám và được các bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp.