Phân loại các dạng đông trùng hạ thảo trên thị trường: Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý với vô vàn những lợi ích tốt cho sức khỏe được nhiều người săn đón nhất hiện nay. Các sản phẩm đông trùng hạ thảo trên thị trường rất đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau từ nguồn gốc, dạng bào chế và trạng thái…
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu đặc biệt trong tự nhiên khi được tạo thành từ sự ký sinh của một loài nấm trong cơ thể của ấu trùng loài sâu bướm đặc trưng. Đông trùng hạ thảo tự nhiên có rất ít nên không thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Chính vì vậy mà mô hình nuôi cấy đông trùng hạ thảo hiện nay đang ngày càng được mở rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đông trùng hạ thảo nhân tạo có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với loại tự nhiên mà lợi ích mang lại là tương tự, không thua kém quá nhiều.
Về dạng bào chế, trạng thái đóng gói thì đông trùng hạ thảo có nhiều dạng khác nhau: (tác dụng của cao đông trùng hạ thảo)
Dạng bột: đông trùng hạ thảo sau khi sấy khô sẽ được nghiền nhỏ thành bột mịn.
Dạng sợi: đông trùng hạ thảo chỉ bao gồm phần sợi nấm mọc lên, không có phần ký chủ hoặc giá thể nuôi cấy.
Dạng ký chủ nguyên con: đông trùng hạ thảo bao gồm cả phần sợi nấm và phần cá thể vật chủ, ấu trùng sâu non hoặc nhộng tằm.
Dạng tươi: đông trùng hạ thảo được thu hoạch từ tự nhiên hoặc môi trường nuôi cấy bán tự nhiên được bảo quản lạnh, chưa qua quá trình bào chế hay chế biến nào.
Dạng khô: đông trùng hạ thảo tươi sau khi sơ chế sẽ được làm khô để bảo quản được lâu hơn.
Ngoài ra đông trùng hạ thảo còn có dạng nước chiết xuất, dạng cao, dạng viên…
Chiết xuất đông trùng hạ thảo dạng nước
Đông trùng hạ thảo dạng nước là một trong những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì sự tiện lợi khi dùng và dễ bảo quản. Hơn nữa dùng chiết xuất đông trùng hạ thảo sẽ có tác dụng nhanh hơn vì các hoạt chất đã được tách ra ở dạng dung dịch nên dễ dàng hấp thu vào trong cơ thể.
Hiện nay, có nhiều phương pháp chiết xuất đông trùng hạ thảo khác nhau bao gồm: chiết xuất Soxhlet, phương pháp siêu âm, khí quyển hay chiết chân không.
Phương pháp chiết chiết dưới áp suất khí quyển hiện nay gần như không được ứng dụng để chiết xuất đông trùng hạ thảo nữa vì có nhiều nhược điểm như: thời gian chiết xuất lâu, nhiệt độ cao chiết cao dễ làm biến tính hoạt chất trong dược liệu.
Phương pháp chiết chân không được thực hiện trong điều kiện áp suất thay đổi từ áp suất khí quyển đến áp suất chân không, tối đa 740 mmHg. Phương pháp này thường được ứng dụng để chiết xuất đông trùng hạ thảo nhiều nhất do có các ưu điểm vượt trội như: khả năng vận hành đơn giản, tự động hóa cao, thời gian ngắn, ít có nguy cơ cháy nổ.
Phương pháp chiết xuất Soxhlet có thời gian tiến hành lâu và hiệu quả đạt được chỉ dừng lại ở mức độ trung bình nên không được ứng dụng trên quy mô sản xuất lớn mà thường chỉ dùng trong phòng thí nghiệm hoặc chiết xuất đông trùng hạ thảo quy mô nhỏ.
Phương pháp chiết siêu âm có ưu điểm là thời gian tiến hành nhanh tuy nhiên lại có nhiều nhược điểm là: khả năng vận hành khó, cần cơ sở thực hiện có trình độ kỹ thuật cao, nguy cơ cháy nổ lớn do phải chiết xuất ở điều kiện dung môi sôi trào, tăng áp… (nấu đông trùng hạ thảo)
Quy trình nấu đông trùng hạ thảo thành cao
Cao đông trùng hạ thảo hiện nay có 4 loại chính là: cao lỏng, cao mềm, cao đặc và cao khô. Quy trình nấu cao đông trùng hạ thảo cũng như cô đặc để thu được thành phẩm cuối cùng sẽ bao gồm 4 giai đoạn chính là:
Giai đoạn sơ chế nguyên liệu: đối với đông trùng hạ thảo tươi thì cần phải rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, rồi để ráo nước cho khô. Sau đó có thể cắt nhỏ trước khi nấu cao. Đối với đông trùng hạ thảo khô thì không cần giai đoạn này vì đã được sơ chế từ trước.
Giai đoạn nấu cao: đông trùng hạ thảo xếp vào nồi nấu cao, thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi để lấy các dưỡng chất ra ngoài qua dịch chiết. Lưu ý trong quá trình nấu cần phải đậy kín nắp, tránh để hở vì nhiều hoạt chất có thể bay hơi ra bên ngoài.
Giai đoạn lọc: sau thời gian đun nấu vừa đủ, lúc này cần thu lấy dịch chiết và loại bỏ bã. Bã đông trùng hạ thảo có thể dùng máy ép để ép lấy nốt phần dưỡng chất còn lại tránh để thất thoát.
Giai đoạn cô đặc: dịch chiết đông trùng hạ thảo sẽ được cô đặc trong nồi chuyên dụng ở nhiệt độ thấp để làm giảm lượng hơi nước trong thành phần. Khi hàm lượng nước còn lại khoảng 30 – 50% sẽ thu được cao lỏng, khoảng 20 – 30% là cao mềm và cao đặc là dưới 20%. Còn với loại cao khô thì cần thêm giai đoạn sấy nữa để hàm lượng nước còn lại chỉ dưới 5%.