Những con phố lâu đời nhất ở Hà Nội đều gắn với một loài cây. Hãy cùng Kenhdulich khám phá vẻ đẹp của những con đường in dấu cây xanh Hà Nội
Cây cơm nguội vàng
Những con phố lâu đời nhất ở Hà Nội đều gắn với một loài cây. Lý Thường Kiệt gắn với cây cơm nguội. Dù cho đã nghe tên bao lần, nhưng đâu dễ để nhận ra 1 cây cơm nguội khi lá chúng không vàng. Có ai qua thời học sinh mà ko một lần nghêu ngao: Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…nhưng cũng như người miền nam viết về hương sữa Hà Nội ấy, chỉ nghe thế thôi, chắc gì đã có ai biết đâu là cây cơm nguội…thử hỏi mà xem, có nhiều người nhầm cây cơm nguội với Muồng hoàng yến lắm.
Thực tế hiện hay ta chỉ tìm thấy 1 vài gốc cơm nguội ở ven con đường dài ấy, vì thế với tôi Lý Thường Kiệt dường như ko còn là phố Cơm nguội mà là phố hoa phượng – 1 loài cây thân quen, ko khó tìm, ko kén phố, dễ dàng bắt gặp ở mọi nơi (nhắc đến Phượng thì đúng là muốn nói nhiều nhưng hình như lúc này ko phải chủ đề chính)
Cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu…
Đối diện với cái sự thật ấy, tôi đi khắp những con phố để tìm những cây cơm nguội, vào 1 chiều thu đã thấy 1 khúc đường nhuộm lá vàng – Yên Phụ với gần 50 cây cơm nguội (chả nhớ đầu hay cuối đường nữa chỉ nhớ đó là cái góc giao với Nghi Tàm) có lẽ với con số ấy Yên phụ mới là con đường có nhiều cơm nguội vàng nhất.
Ngoài ra quanh những con đường Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Trần Khánh Dư, Lê Thái Tổ, và quanh bờ hồ ta đều có thể thấy loài cây này. Tuy ít khi chúng thay lá cùng nhau, nhưng đây là loài cây duy nhất vàng lá vào mùa thu, đến giữa đông sẽ trút lá. Lá cơm nguội vàng mỏng manh hơn lá sấu, màu vàng như màu nắng thu – màu vàng nhàn nhạt, pha chút bâng khuâng ấy, không vàng rộn rã đâu. Khi rụng cũng chẳng ào ào như lá sấu, cứ từ từ thay lá cả tháng trời. Cây cơm nguội khi thay lá chợt trở nên khẳng khiu, gầy guộc, chỉ trơ cành giữa mùa đông lạnh. Mỗi mùa đông, đi qua cổng bệnh viện Hữu Nghị trên đường về nhà mà thấy lá cơm nguội bay theo từng cơn gió là biết đông đã đi qua 1 nửa rồi.
Những cây bàng, cây me, cây cơm nguội. Những con đường ngoại ô nắng chói. Những con đường với gánh hoa rong.
Cơm nguội đã trở thành 1 phần của mùa thu Hà Nội, như hương sữa ban đêm, như cốm vỉa hè… cái tên cơm nguội bắt nguồn từ hương vị của thịt quả. Tuy chưa được ăn bao giờ vì những cây ta có thể thấy đều rất cao lớn, mà đợi quả rụng vào mùa thu thì đã khô hết rồi, nhưng thấy miêu tả vậy, thì biết vậy thôi, hy vọng 1 ngày hè nào đó sẽ được xác minh mùi vị này. Mùa lá rụng, quả sẽ rụng dần theo, nhưng đôi khi ta thấy trơ lại trên thân cây những chùm quả – như điểm tô cho cành đỡ lẻ loi.
Một ngày mùa thu mát mẻ, và vui vẻ… chạy xe thật chậm từ trường về nhà, và chợt muốn hát lên thật to: Cây cơm nguội vàng… Chính bản thân ta vẫn thường nói: có mấy ai nhận ra cây cơm nguội khi chúng không vàng với giọng điệu đầy trách móc những con người chỉ biết nhắc tên mà quên đi phải nhìn… để rồi hôm nay chợt nhận ra sau 5 năm đi trên con đường quen thuộc – Ta cũng cứ mải ngắm những con gió, mải đuổi theo những con đường tên tuổi mà quên đi cách nhìn bằng trái tim. Năm nay không lạnh nên cơm nguội cũng chẳng vàng, ta nhận ra bởi màu lá mong manh và bởi những chùm quả đen chưa rụng hết. Chợt thấy bồi hồi, luyến tiếc, pha 1 chút hờn trách vu vơ… khó miêu tả
Nhớ cái thủa non nớt vẫn đi trên đường và tìm xem cây cơm nguội vàng nào bên cây bàng lá đỏ, để rồi nhận ra – đó chỉ là vần điệu.
Nguồn: Theo Btrip.vn